Câu chuyện về thương hiệu

McDonald's

Câu chuyện của
Ray Kroc

Làm thế nào để tạo ra một đế chế nhà hàng và trở nên thành công trong một đêm ở tuổi 52? Ray kroc trả lời: “Tôi đúng là người thành công trong một đêm, nhưng 30 năm là một đêm rất rất dài”.

nguồn gốc

Vào năm 1917, chàng thanh niên 15 tuổi Ray Kroc đã đăng ký sai tuổi thật để được trở thành tài xế lái xe cứu thương cho Hội Chữ Thập Đỏ. Tuy nhiên, ông chưa kịp hoàn tất khóa đào tạo cho công việc thì chiến tranh đã kết thúc. Sau đó, Ray Kroc tiếp tục kiếm sống với công việc chơi đàn dương cầm, làm nhân viên bán cốc giấy và máy trộn đa năng. Năm 1954, Ray Kroc đã rất ngạc nhiên khi nhận được một đơn hàng lớn đặt mua tám máy trộn đa năng từ một nhà hàng ở San Bernardio, bang California. Ông phát hiện ra một nhà hàng nhỏ nhưng kinh doanh rất thành công của hai anh em Dick và Mac McDonald, và cảm thấy thích thú với hệ thống điều hành rất hiệu quả của họ. Họ có một thực đơn rất giới hạn, tập trung vào chỉ vài món – burger, khoai tây chiên và thức uống, nhưng điều này đã giúp họ tập trung tốt hơn vào chất lượng ở từng khâu chế biến.

Ray Kroc đã thuyết phục hai anh em McDonald về tầm nhìn của mình trong việc xây dựng nhà hàng McDonald’s trên toàn nước Mỹ, và vào năm 1955, ông đã thành lập Tập đoàn McDonald’s. 5 năm sau đó, ông đăng ký độc quyền cho thương hiệu McDonald’s. Năm 1958 đánh dấu cột mốc chiếc hamburger thứ 100 triệu đã được bán ra từ thương hiệu này.

"Nếu tôi có một viên gạch cho mỗi lần tôi lặp đi lặp lại cụm từ “Chất lượng, Dịch vụ, Sạch sẽ và Giá trị”, thì tôi nghĩ tôi có thể dùng chúng để xây nên một cây cầu băng qua Đại Tây Dương." Ray Kroc

triết lý
độc đáo

Ray Kroc muốn xây dựng một hệ thống nhà hàng được biết đến bởi sự đồng nhất trong chất lượng và sự đồng bộ ở khâu chuẩn bị. Ông muốn các món burger, và thức uống có vị giống hệt nhau cho dù nó được phục vụ tại nhà hàng ở Alaska hay Alabama.

"Làm kinh doanh cho mình, chứ không một mình." Để đạt được mục tiêu này, ông chọn một con đường rất độc đáo: thuyết phục các đối tác nhượng quyền và cả các nhà cung ứng hiểu được tầm nhìn chiến lược của mình, không chỉ làm việc cho McDonald’s, nhưng mà là cho chính bản thân mình, cùng với McDonald’s. Ông đưa ra câu khẩu hiệu: “Làm kinh doanh cho mình, chứ không một mình”. Triết lý đơn giản của ông dựa trên nguyên lý kiềng ba chân: chân thứ nhất là tập đoàn McDonald’s, chân thứ hai là đối tác nhượng quyền và chân thứ ba là nhà cung ứng tạo đà cho việc phát triển vững bền cho McDonald’s toàn cầu.

phần thưởng cho sự
sáng tạo

Ray Kroc muốn xây dựng một hệ thống nhà hàng được biết đến bởi sự đồng nhất trong chất lượng và sự đồng bộ ở khâu chuẩn bị. Ông muốn các món burger, và thức uống có vị giống hệt nhau cho dù nó được phục vụ tại nhà hàng ở Alaska hay Alabama.

nguồn gốc của
chất lượng

Hoài bão của McDonald’s cho chất lượng đồng nghĩa với việc mỗi thành phần nguyên liệu phải được kiểm định, nếm thử và tối ưu hóa trước khi được đưa vào hệ thống vận hành. Khi các nhà hàng bắt đầu nở rộ, hàng loạt đơn đặt hàng lớn đã thu hút sự chú ý của các nhà cung ứng, họ áp dụng các tiêu chuẩn của McDonald’s một cách nghiêm túc như chính McDonald’s.Và khi các nhà hàng phục vụ thức ăn nhanh khác cũng bắt đầu áp dụng theo các tiêu chuẩn khắt khe này, thì ngay lập tức, các ngành công nghiệp cung cấp thịt và sữa cũng phải thay đổi theo.

Tìm hiểu thêm về các nhà cung cấp
 

đại học
hamburger

Năm 1961, tại một nhà hàng mới mở ở làng Elk Grove, Illinois, Ray phát động một chương trình đào tạo , sau này được gọi là Đại học Hamburger. Nơi đây, các đối tác nhượng quyền và những nhà điều hành đã được đào tạo các phương pháp khoa học trong việc làm sao để điều hành một nhà hàng McDonald’s thành công. Đại học Hamburger đã nghiên cứu và phát triển trong phòng thí nghiệm các phương pháp nấu nướng, làm lạnh và lưu trữ thực phẩm. Đã có hơn 80,000 sinh viên đã tốt nghiệp từ chương trình này.

 
 

cái kết của một huyền thoại

Chỉ cho đến khi qua đời vào ngày 14 tháng 1 năm 1984, Ray Kroc mới thực sự ngừng làm việc cho McDonald’s. Ngay cả khi phải ngồi trên xe lăn, hầu như ngày nào ông cũng đi làm tại văn phòng ở San Diego. Ông luôn để mắt tới nhà hàng McDonald’s gần văn phòng của mình, gọi điện cho quản lý nhắc nhở cho người đi nhặt rác, dọn dẹp khu vực quanh nhà hàng và bật đèn khi trời tối.

Từ niềm đam mê, sự hiệu quả trong công việc, sự sáng tạo, cho đến việc theo đuổi không ngừng nghỉ những tiêu chuẩn về chất lượng, cũng như các đóng góp vào hoạt động từ thiện, những gì Ray Kroc để lại sẽ tiếp tục là nguồn cảm hứng và một phần không thể thiếu cho McDonald’s hôm nay.